Tin tức

DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN THIẾU KẼM TRẦM TRỌNG

DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN THIẾU KẼM TRẦM TRỌNG

Kẽm là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ thể con người. Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Dưới đây là một số những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu kẽm và cần được bổ sung ngay!

Thiếu kẽm gây rụng tóc

Cùng với nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có lẽ là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta phải nghĩ đến khi nghi ngờ thiếu kẽm.

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.

Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng

Những đốm trắng trên móng tay - đôi khi được gọi là vạch Beau - là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm.

Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, mà biểu hiện nặng nhất là những đốm trắng.

Răng kém sáng bóng

Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.

Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.

Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu - hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.

Loét miệng

Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái diễn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máy thường bị những đợt loét miệng tái diễn.

Mụn hoặc những vấn đề khác trên da

Có giả thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá thường chứa kẽm.

Một nghiên cứu mới nhất cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp.

Những người bị thiếu kẽm da cũng hay có những nốt đóng vảy do bị mụn không liền hoặc lâu liền vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương.

Xương yếu

Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.

Con của những người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt có thể bị thiếu kẽm, dẫn đến những vấn đề trong sự phát triển xương ở tuổi nhi đồng và thiếu niên.

Để biết được tình trạng xương của mình, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho chụp DEXA để đo mật độ xương (hầu hết các bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm kẽm trong máu trừ khi nghi ngờ có thiếu hụt nghiêm trọng).

Giải Pháp

Nhu cầu của kẽm cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày theo từng lứa tuổi đó là:

  • Trẻ dưới 5 tháng: 2,8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 6-11 tháng-2 tuổi: 4,1 mg/ngày.
  • Trẻ từ 3-5 tuổi: 4,8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 6-9 tuổi: 5,6 mg/ngày.
  • Từ 10-19 tuổi: khoảng 7,2 mg/ngày đối với nữ và 8,6 mg/ngày đối với nam.

Theo đó, bạn nên bổ sung hàm lượng kẽm có trong các loại thực phẩm như hàu, ngao, sò, trai và có khá nhiều trong thịt nạc đỏ (như thịt heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt điều, hạt bí ngô và các loại đậu (25-50mg/kg)

Lượng kẽm cụ thể theo từng giai đoạn được liệt kê cụ thể như sauừa phải (10-25mg/kg). Cá, rau củ, các loại rau lá xanh và các loại trái cây cũng chứa kẽm nhưng hàm lượng thấp. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp hơn do khó hấp thu. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, bạn hãy boor sung Vitamin C.

Tham khảo thêm: Nước Yến sào dinh dưỡng cho nhiều đối tượng

 

Đang xem: DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN THIẾU KẼM TRẦM TRỌNG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng